Hiện Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang quản lý cơ sở dữ liệu của trên 98 triệu dân và hộ gia đình; kết nối trực tuyến với 13.000 cơ sở khám chữa bệnh (KCB), xử lý và tiếp nhận gần 300 triệu lượt hồ sơ hàng năm. Có thể nói cơ sở dữ liệu về BH và tương tác của cơ quan BHXH Việt Nam với hầu hết người dân đang có sự lan tỏa, ảnh hưởng rất lớn.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, lĩnh vực ngân hàng hiện có dư nợ khoảng 12 triệu tỷ đồng với số lượng khách hàng rất lớn. Do đó, việc triển khai nghị định về định danh điện tử sẽ liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của khách hàng và tổ chức tín dụng (TCTD).
Cho đến nay, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công đã tổng hợp được thông tin của 555.808 đơn vị, chiếm 99% các cơ quan, tổ chức, đơn vị, ban quản lý dự án được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Tuy nhiên, theo đánh giá, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công vẫn chưa bao quát hết các loại tài sản công theo quy định, ước tính mới chỉ phản ánh được trên 5% tổng tài sản công.
Mục tiêu được đặt ra khi xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, đó là người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ công, thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất. Và để làm được điều này thì một trong những điều kiện tiên quyết đó là xây dựng thành công dữ liệu trụ cột, cốt lõi, có tính liên kết cao.