Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ sáu, ngày 02/06/2023

Tổng hợp hỏi đáp Gửi thông tin hỏi đáp

Độc giả: Hồ Ngọc Hà - Lào Cai
hangocho@gmail.com

Thưa Thứ trưởng, Việt Nam vừa phóng vệ tinh đầu tiên Vinasat, khẳng định tên tuổi quốc gia trên không gian. Tuy nhiên, chúng tôi được biết đây chỉ là vệ tinh địa tĩnh. Vậy, vệ tinh này có khác gì với các vệ tinh hiện đại mà các nước tiên tiến hiện đang sử dụng và trong những năm tới, Việt Nam liệu có tiếp tục phóng các vệ tinh khác lên quĩ đạo không?

- 11 năm trước
Trả lời:

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến một lĩnh vực công nghệ rất mới và hiện đại. Xin thông báo để bạn rõ, vệ tinh đâầ tiên của Việt Nam có tên là Vinasat1, sẽ được phóng lên quỹ đạo vào khoảng giữa tháng 4/2008. Việc phóng vệ tinh lần đầu tiên của Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam có quỹ đạo vệ tinh trên không gian, đồng thời góp phần đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia và đi quốc tế.

Vinasat 1 của Việt Nam thuộc loại vệ tinh địa tĩnh, cũng giống như tất cả các vệ tinh khác trên thế giới hiện đang được sử dụng cho mục đích truyền thông.

Vinasat1 là vệ tinh đầu tiên của Việt Nam và chắc chắn một quốc gia gần 90 triệu dân của Việt Nam sẽ có những quả vệ tinh tiếp theo. Thực tế, Bộ TT&TT là cơ quan được Chính phủ uỷ nhiệm đã làm việc với các tổ chức quốc tế và chúng ta đã giành được một vài vị trí quỹ đạo trên không gian để chuẩn bị cho việc phong những vệ tinh sau này. Cảm ơn bạn!

 

Độc giả: hà bá mỹ - hàng bột- đống đa - Hà Nội
habamy@yahoo.com

Xin hỏi thứ trưởng là việc triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số CA của một vài doanh nghiệp Việt Nam đang rất sẵn sàng, nhưng chưa triển khai được do Bộ Thông tin và Truyền thông chưa xây dựng được hệ thống CA gốc. Thứ trưởng có thể cho biết khi nào thì hệ thống này được bộ xây dựng xong và khi nào thì DN có thể cung cấp dịch vụ này cho xã hội.

- 11 năm trước
Trả lời:
Bộ TT&TT đã có dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ thống Root CA. Tuy nhiên do khó khăn về ngân sách , nên đến nay hệ thống này chưa sẵn sàng. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống  Root CA đối với sự phát triển chính phủ điện tử và thương mại điện tử ở Việt nam, chúng tôi đã chỉ đạo Cục ứng dụng CNTT (đơn vị chủ trì dự án) tìm các giải pháp khác để nhanh chóng đưa hệ thống vào vận hành. Đến giữa năm 2008, hệ thống có thể đưa vào hoạt động. Trên cơ sở hoạt động của hệ thống này, các doanh nghiệp có thể triển khai các thủ tục cần thiết để cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho xã hội.
Độc giả: Ngô Anh Đào - Gia Lâm - Hà Nội
anhdao2510@yahoo.com

Xin hỏi Thứ Trưởng về việc Việt Nam ta đã gia nhập WTO và trong lĩnh vực viễn thông vẫn còn mấy dự án đang ở hình thức BCC và theo tôi được biết Bộ sẽ chuẩn bị một thông tư hướng dẫn cho phép các doanh nghiệp này được phép chuyển đổi sang hình thức khác, ví dụ như Liên doanh hoặc cổ phần. Vậy khi nào thì Bộ sẽ chính thức ban hành thông tư hướng dẫn này? xin cảm ơn Ông.

- 11 năm trước
Trả lời:
VN đã trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện mở cửa thị trường VT theo cam kết của WTO. Để tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý thời gian qua VN đã ban hành các bộ luật mới như Luật Đầu tư, Luật DN phù hợp với các quy định của WTO. Trong lĩnh vực VT hiện nay, hiện đang có các hình thức đầu tư nước ngoài như BCC, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hiện nếu các DN tham gia trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) muốn chuyển đổi sang các hình thức khác, ví dụ như liên doanh hoặc cổ phần thì sẽ phải thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư và Luật DN.
Độc giả: ictnews - hà nội
ictnews@mic.gov.vn

Nhiều cơ quan nhà nước đang quan tâm đến phần mềm nguồn mở, nhằm tiết giảm chi phí. Tuy nhiên, cái khó là triển khai ứng dụng phần mềm này với nhiều nơi đòi hỏi phải có tư vấn, hỗ trợ từ các tổ chức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, như vậy phải mất phí cho dịch vụ hỗ trợ. Nhưng hiện nay không có mục chi nào cho dịch vụ hỗ trợ phần mềm. Bộ TT&TT đã có kế hoạch này giúp các cơ quan xử lý vấn đề này? Một cán bộ tin học Bộ GDĐT

- 11 năm trước
Trả lời:

Đối với người sử dụng, việc sử dụng phần mềm nguồn mở hay nguồn đóng không quan trọng và phần mềm nào cũng có chi phí tư vấn, hỗ trợ. Mục đích chính khi người sử dụng lựa chọn các sản phẩm phần mềm đóng hay mở là: giá mua phần mềm, chất lượng phần mềm, tính chủ động, độc lập không phụ thuộc vào các nhà cung cấp. Việc chi cho triển khai ứng dụng PMNM hiện nay cũng được thực hiện như việc chi cho phát triển, ứng dụng các phần mềm thông thường theo quy định của pháp luật.

Còn để thúc đẩy việc ứng dụng PMNM, thực hiện Quyết định 169/200/QĐ-TTg223/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ BCVT (nay là Bộ TTTT) đã có Thông tư 02/2007/TT-BBCVT hướng dẫn chi tiết một số nội dung đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Quyết định 08/200/QĐ-BTTTT ban hành Danh mục các sản phẩm PMNM đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.

Độc giả: Lương Thanh Hà, TP Hải Phòng - hà nội

Trong triển khai các dự án đầu tư CNTT, các cơ quan lâu nay đang rất bế tắc do thiếu định mức, đơn giá đặc thù. Xin Thứ trưởng cho biết khi nào Bộ TTTT hoàn tất định mức, đơn giá này?

- 11 năm trước
Trả lời:

Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật về tư vấn và thiết kế dự án CNTT. Chúng tôi đang tích cực triển khai nhiệm vụ này. Tuy nhiên, do khối lượng công việc rất lớn lại mới mẻ nên việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức (dự kiến đến cuối năm 2008 mới có được). Trong khi chưa có các định mức, đơn giá  này, có thể thực hiện như sau:

- Việc lắp đặt thiết bị CNTT áp dụng đơn giá nhân công theo Định mức, đơn giá xây dựng công trình chuyên ngành BCVT (đã được Bộ TTTT ban hành).
- Việc mua sắm, đầu tư thiết bị phần cứng, phần mềm đóng gói (có sẵn trên thị trường) thực hiện như đối với mua sắm hàng hoá thông thường.
- Chi phí tư vấn lập, thẩm định dự án, thiết kế - tổng dự toán, tư vấn giám sát, quản lý dự án, …: Vận dụng theo các quy định hiện hành.
- Đối với phần mềm xây dựng theo yêu cầu riêng (phần mềm ứng dụng): Điều 29 Nghị định 64/2007/NĐ-CP cho phép như sau: Tổng mức đầu tư của dự án phần mềm ứng dụng nếu không thể xác định được theo các quy định hiện hành thì có thể được xác định bằng các phương pháp định cỡ và ước lượng chi phí phần mềm theo thông lệ quốc tế, (tham khảo) cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này; Khuyến khích thực hiện dự án phần mềm ứng dụng theo hình thức gói thầu EPC.
 
 

Độc giả: Dương Quang Kiên - Sở BCVT Bắc Giang, 45 Hùng Vương, Tp Bắc Giang
kiendq@gmail.com

Hiện tại, nhu cầu đào tạo nhân lực cho các Sở BCVT, đặc biệt là các nhân lực trẻ về các nội dung: quản lý dự án, quản lý công, kiến thức chuyên sâu về từng lĩnh vực BC, VT, CNTT, Phát thanh Truyền hình,..là rất cầp thiết. Xin hỏi hiện nay và trong tương lai gần ngoài các chương trình tập huấn nghiệp vụ như Bộ vừa triển khai cho các Sở trong thời gian qua, Bộ có các chương trình đào tạo dài hạn trong và ngoài nước nào không? Đề nghị Bộ sớm thông tin rộng rãi và đầy đủ để các đơn vị, cá nhân quan tâm có thời gian chủ động chuẩn bị các điều kiện phù hợp.

- 11 năm trước
Trả lời:

Kiến thức chuyên sâu về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin: hiện nay các trường đại học đã có những khoa đào tạo dài hạn, chuyên sâu về các lĩnh vực này, các cán bộ, công chức của Bộ, Sở đương nhiên phải có kiến thức này rồi.

Bộ đang tích cực tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước cho cán bộ các Sở.

Bộ cũng đang xem xét để có thể tổ chức các đoàn cán bộ công chức đi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài, Sở cố gắng bố trí để cán bộ của Sở cùng tham gia. Tuy nhiên, vấn đề kinh phí là trở ngại cho việc tổ chức các đoàn ra, để giải quyết vấn đề này, Bộ đang tích cực mở rộng hợp tác quốc tế, tạo sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước các doanh nghiệp nước ngoài.