Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ năm, ngày 07/12/2023

Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU Gửi thông tin hỏi đáp

Độc giả: Nguyễn Thị Điêp - Hòa Loan, Nhân Quyền, Bình Giang, Hải Dương
nguyendiepnt2@gmail.com

Xin kính chào Quý cơ quan,

Công ty chúng tôi chuẩn bị nhập khẩu sản phẩm màn hình sử dụng trên xe ô tô có chức năng xử lý dữ liệu tự động, có cổng usb, gps, wifi, radio. Xin hỏi sản phẩm của chúng tôi có thuộc danh mục chứng nhận hợp quy của Quý cơ quan không?. Nếu có thì thủ tục và giấy tờ cần chuẩn bị như thế nào? 

Chúng tôi rất mong sớm nhận được sự hồi đáp của Quý đơn vị.

Chân thành cảm ơn.

- 1 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) trả lời giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 04/2022/TT-BTTTT ngày 31/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Thông tư chỉ áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa có mã số HS và mô tả sản phẩm, hàng hóa quy định tại Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sản phẩm, hàng hóa có chức năng vô tuyến điện, nhưng có mã số HS và mô tả sản phẩm, hàng hóa không thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT ngày 31/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thì không phải kiểm tra chất lượng hàng hóa, không phải chứng nhận hợp quy, không phải công bố hợp quy.

 

- Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục thiết bị được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo (Thông tư số 08), doanh nghiệp nhập khẩu có trách nhiệm bảo đảm sản phẩm, hàng hóa phù hợp với các điều kiện kỹ thuật và khai thác tại Thông tư số 08 nêu trên. Trường hợp có vướng mắc, đề nghị liên hệ, phản ánh về Cục Tần số vô tuyến điện – Bộ Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn.

 

Độc giả: Hoàng Hải - 258A Phan Đình Phùng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum
hoanghaikrt@gmail.com

 Đài Phát thanh và truyền hình sử dụng máy phát thanh FM. Khi nhập máy phát đã có giấy chứng nhận hợp quy do đơn vị cung cấp máy thực hiện. Vậy hết thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy, đơn vị sử dụng (Đài PTTH) có phải làm lại giấy chứng nhận hợp quy hay không? 

- 1 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Sản phẩm, hàng hóa là máy phát thanh FM thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT ngày 31/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Do đó phải thực hiện: đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT ngày 15/11/2018, Thông tư số 10/2020/TT-BTTTT ngày 07/5/2020 quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa bắt buộc phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị trường trong nước sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy. 

Trường hợp Giấy chứng nhận hợp quy hết thời hạn, doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa thì phải thực hiện lại thủ tục cấp Giấy chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy để được phép đưa sản phẩm ra thị trường trong nước. Sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thì được tiếp tục lưu hành thị trường trong nước, không phải đánh giá chứng nhận hợp quy lại và công bố hợp quy lại.

Độc giả: Nguyễn Trung Vỹ - Sóc Trăng
nguyentrungvy.c3lht@soctrang.edu.vn

 Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông

Trong thời gian qua Bộ đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn các số điện thoại lừa đảo. Tuy nhiên hiện nay các số điện thoại gọi lừa đảo vẫn còn nhiều, ảnh hưởng đến tấm lí người dân. Vậy trong thời gian tới bộ có giải pháp gì để hạn chế và tiến tới khắc phục triệt để các trường hợp này không.

Ví dụ số điện thoại lừa đảo, giả dạng gọi tới người dân muốn phản ánh thì sẻ phản ánh tới đâu và kết quả giải quyết như thế nào ...?

Cảm ơn Bộ!!!

- 1 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Đúng là cùng với sự phát triển của dịch vụ viễn thông, bên cạnh các mặt tích cực thì cũng đã phát sinh các hành vi lợi dụng các ưu điểm (sự phổ cập, dễ tiếp cận, giá thành rẻ,…) để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (gọi rác, tin nhắn rác,…), đây cũng là hiện tượng phổ biến trên thế giới (theo báo cáo của công ty Hiya, trong quý 2/2023 đã có hơn 6,5 tỷ cuộc gọi rác phát sinh trên toàn cầu - tương đương ~70 triệu cuộc/ngày).[1]

Do vậy – tương tự như việc ngăn chặn rác, xử lý tội phạm trong không gian thực hiện nay, để ngăn chặn tối đa tình trạng phát tán cuộc gọi rác trên không gian mạng cần sự chủ động vào cuộc của cơ quan, tổ chức có liên quan và của chính người dân

Trong thời gian qua, nhằm hạn chế tối đa tình trạng cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, bên cạnh việc tăng cường quản lý SIM thuê bao di động, xử lý SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định (SIM rác), Bộ TT&TT đã chỉ đạo các đơn vị, các DNVT triển khai nhiều biện pháp như:

+Tăng cường triển khai Định danh cuộc gọi (voice brandname) cho các cơ quan nhà nước. Bộ TTTT đã tiên phong triển khai từ tháng 10/2023[2].

+ Tuyên truyền, cảnh báo người sử dụng dịch vụ viễn thông về các cuộc gọi lừa đảo.[3]

Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp như:

Thúc đẩy tăng cường triển khai Định danh cuộc gọi (voice brandname) cho các cơ quan nhà nước.

+ Hoàn thành chuẩn hoá TTTB và xử lý cơ bản tình trạng một thuê bao sở hữu nhiều SIM. 

+ Phối hợp các cơ quan chức năng của Bộ Công an để có các biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm có liên quan.

+ Bổ sung các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo

Rất mong Quý công dân và xã hội tăng cường nâng cao ý thức về sử dụng SIM có thông tin đúng quy định, cảnh giác với các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo (có nội dung đề nghị chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân,…). Trong trường hợp nhận được các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, đề nghị Quý công dân phản ánh tới cơ quan công an tại địa phương hoặc gửi thông tin phản ánh tới website https://thongbaorac.ais.gov.vn/; nhắn tin/gọi điện tới đầu số 156/5656 để chuyển tới các cơ quan có liên quan xử lý theo quy định.

 


[1] https://www.hiya.com/global-call-threat-report?itm_medium=website&itm_source=banner_homepage&itm_campaign=WP-2307-Global-Call-Threat-Report-2023-Q2
[2] https://baochinhphu.vn/su-dung-ten-dinh-danh-de-chong-cuoc-goi-gia-mao-10223102712121415.htm
[3] https://baochinhphu.vn/chien-dich-tuyen-truyen-ve-nhan-dien-va-phong-chong-lua-dao-truc-tuyen-102230623170430723.htm

 

Độc giả: Lê Thị Ngọc Anh - 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
ngocanhle2111@gmail.com

 Tôi muốn xin mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng.

- 1 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng đã được dự thảo đưa vào sửa đổi Nghị định 25/2011/NĐ-CP tuy nhiên Nghị định này chưa được ban hành. Hiện nay Luật Viễn thông sửa đổi đang trong giai đoạn hoàn thành và nội dung này cũng đã được chuyển vào Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông sửa đổi.

Độc giả: Nguyễn Thị Mỹ Hòa - 57-59 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
myhoaacc@gmail.com

Mình đang đại diện khối doanh nghiệp, làm hồ sơ 

- 1 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, in và phát hành) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo Quyết định số 1994/QĐ-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2020 - 2025, đối với thủ tục Cấp giấy xác nhận hoạt động phát hành xuất bản phẩm, thành phần hồ sơ gồm: Bản scan (có chứng thực) chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước, số định danh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Độc giả: Nguyễn Thiên Ân - 400/1 tổ 12 khu phố 2, Phường Bình Đa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
thienan0585@gmail.com

 Kính chào Bộ Thông tin và Truyền thông

Em có nhập khẩu về "Máy cắt giấy mẫu - Sample Cutting Machine" và sử dụng HS code 84411010 mục đích cắt giấy carton trước khi in để gửi mẫu cho khách hàng chuẩn mẫu, sau đó mới làm hàng trên máy khác theo hợp đồng gửi khách.

Vậy khi nhập khẩu máy này em có cần phải đăng ký nhập khẩu máy móc thiết bị hoạt động sau in ấn như Nghị định 72 yêu cầu không ạ, em xin cám ơn !

 
- 1 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, in và phát hành) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định số 72/2022/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014 NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014 NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in thì "Máy cắt giấy mẫu - Sample Cutting Machine" - HS code 84411010 vẫn phải khai báo nhập khẩu thiết bị in với Bộ Thông tin và Truyền thông.